Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

BÁT CHÁNH ĐẠO







Hôm nay nhân ngày lễ Phật Đản bèn mạn phép đàm về Phật Pháp.

Phật Pháp thì vô biên,Kinh sách để lại ngót trên"tám vạn tư",bỏ cả đời người cũng không sao bàn cho hết ! Hơn nữa chỗ tinh thâm nhất của Phật Pháp lại là chỗ"không thể nghĩ bàn"(Bất khả tư nghì) ! Vậy thì tôi có thể nói gì bây giờ !

Nhớ lại trong truyện "Ỷ Thiên Đồ Long ký"của Kim Dung có nhà sư"Nói Không Được"(Bất Khả Thuyết),nhưng tôi không phải là nhà sư,vậy thì tôi cứ nói thoải mái phải không,hehehe.

Có thể bạn sẽ quở tôi không nghiêm trang khi bàn chuyện Phật Pháp,vì mọi người thường có thói quen đeo mặt nạ khi bàn chuyện nghiêm túc,nhưng ai biết dưới lớp mặt nạ đó họ khóc hay cười ! Bởi thế Đức Phật đã dạy về KHỔ ĐẾ như là chân lý căn bản để nhận thức bản chất cuộc sống.Con người ta thường chỉ nhìn thấy chiếc mặt nạ của kẻ khác cũng như kẻ khác nhìn thấy chiếc mặt nạ của mình,cuộc sống trở nên cứng nhắc và giả tạo,và thế là khổ !

Nhưng Đức Phật đã giải quyết vấn đề bằng Chân Lý thứ bốn,ĐẠO ĐẾ,là con đường đưa ta ra khỏi ngõ cụt của KHỔ(nên hiểu rộng hơn về Khổ,không phải chỉ là nhửng đau khổ của thể chất và tinh thần thuộc kinh nghiệm sống,mà là những ảo tưởng,những định kiến,những chiếc mặt nạ ma quái tự ta nhào nặn để đeo lên mặt mình và kẻ khác).Đạo Đế chính là BÁT CHÁNH ĐẠO,không phải là tám con đường riêng lẻ,nhưng là 8 thứ bảo bối trong gói hành trang để đi vào con đường giải thoát,đó là :

1.Chánh kiến( Nhìn thấy mọi thứ đúng theo chân lý)
2.Chánh tư duy(suy nghĩ mọi việc đúng theo chân lý).
3.Chánh ngữ(nói năng đúng theo chân lý).
4.Chánh nghiệp(hành động hợp với chân lý)
5.Chánh mạng(sống đúng với chân lý)
6.Chánh tinh tấn(nổ lực vì chân lý)
7.Chánh niệm(Ý thức bao quát tất cả trong chân lý).
8.Chánh định(Tập trung toàn bộ thể xác và tinh thần vào Chân lý).

Đức Phật đã dùng ngón tay chỉ mặt trăng và bảo chúng ta hăny nhìn trăng chứ đừng chằm hăm vào ngón tay của Ngài.Chao ôi,chị Hằng quả là tuyệt thế giai nhân,nhưng đường lên trăng sao mà diệu vợi !Giàu có hùng mạnh như nước Mỹ  mà cũng chỉ mới đưa được có mấy người lên trăng,cỡ chúng ta làm gì có cửa,hehe.Nhưng hồi xưa Đường Minh Hoàng du nguyệt điện mà đâu cần tới phi thuyền Apollo.Hãy cứ tin tưởng vào Đức Phật,Ngài đã chỉ ra 8 món bảo bối,cứ tập xử dụng cho tốt thì thế nào cũng có ngày đạt được thần thông lên trăng mà không cần thuê tàu của Mỹ,hehehe.

Nhưng biết tìm 8 món bảo bối ấy ở đâu bây giờ !Coi bộ còn gay go hơn cả đi tìm "lá diêu bông"chứ chẳng phải chơi ! Tôi chợt nhớ có một bài thơ của Tagore như thế này :

"Trong bóng tối rừng cây tôi chạy
Như xạ hưu tự say với hương mình.
Nhưng đêm nay đã là giữa mùa Xuân
Với ngọn gió từ phương nam thổi đến.

Tôi lạc lối giữa rừng đêm khập khễnh
Tôi tìm tôi,tìm ảo ảnh trong tay
Tôi tìm cái mình không thể có
Và có trong tay cái không thể kiếm tìm."

A ! Thế là đã rõ,tôi đang có trong tay cái không thể kiếm tìm,đó chính là 8 món bảo bối Đức Phật đã chỉ.Đó là cuộc sống hàng ngày của chúng ta : nói năng, suy nghĩ,làm việc,giao tiếp,v...v...Bao trùm toàn bộ cuộc sống thường ngày là chân lý,Chúng ta có"chạy trời cũng không khỏi nắng",hehe.Nhưng quý bà quý cô lại hay sợ nắng,cứ ra nắng là phải bôi kem chống nắng !Còn quý ông đang ở ngoài nắng thì chỉ thích vô mát ngồi uống bia thôi,hehe.Thế mới biết chân lý ở ngay bên cạnh mà chả ai thèm quan tâm đến,thật phí phạm cho :

"Những ngày xuân trong ánh nắng tươi màu
Hương ngào ngạt bên sắc hoa nở thắm.
Trên lối nhỏ xuyên qua rừng xanh thẳm
Người đến bên tôi trong nắng sáng lung linh."
                             Tagore-Tâm Tình Hiến Dâng.

Nhân ngày Phật Đản mạn phép nói chuyện Phật Pháp bằng lời lẽ thiệt thà,dám mong Phật tử gần xa niệm tình mà từ bi hỉ xả.

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

                                  -000-

BÁT CHÁNH ĐẠO TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI

1.CHÁNH KIẾN.

Mỗi lần nghe ai phát biều chuyện gì đó,tôi không bao giờ để mình bị cuốn theo cơn lốc phê phán của người ta,giống như khi nghe tin tức và bình luận trên đài,tôi chỉ ghi nhận thông tin mà không xử lý,không phê phán.Nếu cần phải có một nhận định,tôi đặt những vấn đề riêng lẻ vào trong một toàn cảnh rồi để cho trực giác làm việc.

2.CHÁNH TƯDUY

Suy nghĩ đúng chân lý là một kiểu suy nghĩ mang nội dung không suy nghĩ.Suy nghĩ bất cứ điều gì cũng phải xuất phát từ một quan điểm nào đó,kể cả suy nghĩ về chân lý,mà có quan điểm là sẽ có định kiến,mà có định kiến thì không thể nào phù hợp với chân lý.Con người là một cây sậy biết suy nghĩ,không thể bắt nó không được suy nghĩ,nhưng cũng đừng để nó chỉ suy nghĩ theo kiểu cây sậy,mà hãy để nó suy nghĩ theo kiểu của người xử dụng cây sậy.

3.CHÁNH NGỮ

Mỗi lời nói tựa như một viên đạn bắn ra khỏi nòng súng,nó có thể gây sát thương cho kẻ khác hoặc gây ra những phá hủy không đáng có.Ông bà xưa dạy"Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói".Nếu áp dụng ở thời buổi này chắc cần phải tới 7 ngàn lần,vì thời buổi tin học,tốc độ vi xử lý khiếp lắm,hehe.Thế thì để bảo vệ người chung quanh bạn nên xài đạn giả,hehe.Nếu không có đạn giả thì bạn bắn lên trời thôi,khỏi sợ trúng ai,hehehe.
Lời nói xuất phát từ trái tim.Nếu tâm chưa đủ từ bi hỉ xả thì hãy cẩn thận lời nói để khỏi làm tổn thương người khác.Người Nhật có câu"Nói dối là mang tội,nhưng nói thật tất tần tật thì tội còn lớn hơn"(chánh ngữ mà thiếu chánh kiến chánh tư duy thì hậu quả khó lường).

4.CHÁNH NGHIỆP

Lời nói thì chỉ như viên đạn,nhưng  việc làm thì như bom nguyên tử ! Nổ một trái bom nguyên tử thì cả trăm năm sau vẫn không khắc phục được hết mọi hậu quả.Nghiệp tạo duyên,mà duyên nghiệp thì trùng trùng,làm đúng hóa sai làm sai hóa đúng(quan niệm Đại Thừa"Sát nhất miêu cứu vạn thử"),rất khó xác định phương hướng.Trong Phật Pháp có Pháp hữu vi và Pháp vô vi,Chánh nghiệp thuộc Pháp vô vi.Muốn thực hiện Chánh nghiệp phải luôn sống trong Chánh niêm.Nhưng thực hành đơn giản nhất là hễ thấy điều gì mang lại lợi lạc cho người khác,cho xã hội thì cứ làm nếu động lục xuất phát từ chính trong tim.

5.CHÁNH MẠNG

Chúng ta thường cho rằng muốn có cuộc sống đúng theo chân lý thì phải chọn một nghề lương thiện.Những nghề như trộm cướp,đồ tể,mãi dâm,gian thương v...v...bị cho là đọa lạc.Nhưng hãy xét kỹ lại mình xem,những người tự cho là làm nghề chân chính há chẳng từng trộm cướp,gian lận,mãi dâm,đồ tể ngay trong lãnh vực nghề nghiệp của mình đó sao ?Đồ tể biết buông dao thì cũng thành Phật,vậy hãy buông dao ngay trong lãnh vực nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày của chính mình.

6.CHÁNH TINH TẤN

Chữ tinh tấn gợi cho ta cảm giác hăng say của sư nổ lực làm việc vì mục đích cao đẹp.Tinh tấn là nội dung của tính cần mẫn siêng năng.Người ta chỉ siêng năng làm những gì người ta thật sự yêu thích,bằng ngược lại thì siêng năng là một gánh nặng khó mang.Để sẵn sàng nổ lực vì chân lý thì phải có một tình yêu chân lý mãnh liệt,một nhu cầu tự thân.Nhưng dù sao thì việc tập thành một thói quen tinh tấn cũng rất cần thiết.Giữ thói quen đừng để bị lôi cuốn vào chuyện thị phi.Giữ thói quen thận trọng trong suy nghĩ,nói năng hành động và lấy đó làm phương tiện để phát huy tâm từ bi hỉ xả ra ngoài đời.Giữ thói quen luôn biết phản tỉnh trong nghề nghiệp để đừng bao giờ lượm lại con dao của đồ tể đã bỏ mà xài.Giữ thói quen sống trong chánh niệm,luôn chú tãm vào hơi thờ bất kỳ lúc nào có thể chú tâm được.Giữ thói quen luyện tập Thiền định hàng ngày.

7.CHÁNH NIỆM

Chánh niệm là bảo bối của những bảo bối.Chánh niệm là hơi thở xuyên suốt Bát Chánh Đạo,không có Chánh niệm thì không có Bát Chánh Đạo.Chánh niệm chính là tự thân chân lý thể hiện qua cửa ngõ của ý thức nhưng không phải là ý thức,vì thế nội dung của Chánh niệm là Vô niệm.Để thực hành Chánh niệm thì nên chú tâm vào hơi thở,mọi tạp niệm sẽ lộ diện chân tướng của nó là Không tướng và Chánh niệm cũng sẽ hiển lộ chân tánh của nó là Không tánh.

8.CHÁNH ĐỊNH

Chánh định là con tàu đưa ta bay vào không gian Chánh niệm.Không xử dụng Chánh định thì sẽ xa rời Chánh niệm.Thực tập Thiền định hàng ngày sẽ phát triển và nâng cao khả năng của định lưc.Với định lưc tốt thì Chánh định sẽ đươc thực hiện trong từng hành vi :đi đứng nằm ngồi ăn uống ngủ nghỉ.(Hãy nhớ lại chuyện một tu sĩ Bà La Môn hỏi Đức Phật : Ngài có gì khác vời ngườ thường ? Đức Phật trả lời :"Ta cũng như người thường,cũng đi đứng nằm ngồi ăn uống ngủ nghỉ.Nhưng ta khác người thường ở chỗ khi ta đi ta BIẾT ta đi,khi ta đứng ta BIẾT ta đứng....)

Bát Chánh Đạo là ngón tay của Đức Phật dùng để chỉ mặt trăng,mà mỗi người chúng ta đều có ngón tay giống như Đức Phật.Chỉ khác ở chỗ chúng ta vẫn còn ngắm trăng,có nghĩa là trăng còn ở rất xa.Khi không còn thấy trăng nữa thì sẽ xảy ra một trong hai khả năng : 1.Đã giác ngộ.2.Mệt mỏi và buồn ngủ nên đă nhắm mắt vô giường.Hehehehe.

                               -000-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét